Phiên bản của Park Hang Seo, ông Troussier và Kim Sang Sik

123b – HLV Kim Sang Sik lên thay Troussier và bây giờ người ta chờ xem liệu sẽ có một ĐT Việt Nam “sao y bản chính” của người đồng hương Park Hang Seo, hay là một phiên bản hoàn toàn mới.

HLV Troussier đã không thành công với ĐT Việt Nam. Ảnh: Minh Tuấn

Chỉ trong vài tháng của năm 2023, ĐT Việt Nam dưới triều đại của HLV Troussier đã để thua Indonesia đến 3 lần. Những thất bại đó khó “nuốt trôi”, đặc biệt cách mà đội bóng của nhà cầm quân người Pháp bị đối thủ xuyên thủng lưới rất đáng buồn. Thật ra trước khi Troussier đến, chúng ta vẫn mặc định và tồn tại trong đầu thứ “bóng đá chiến thắng”. 

Tâm lý ấy xuất hiện từ những chiến tích trong những tháng năm trị vì của ông Park. Sâu hơn, bóng đá Việt Nam đã thiết lập những con số làm ngất ngây tất cả như 34 trận bất bại liên tiếp tại Đông Nam Á và 13 trận liên tiếp không thua tại AFF Cup trong 4 năm. Thái Lan vốn sừng sỏ, nhưng Việt Nam chỉ thắng hoặc hoà. Còn Indonesia như nhiều CĐV nói vui “không đủ tuổi” ngồi chung mâm. Cho nên đội bóng của Troussier đã trở thành điểm đến của hàng tấn “gạch đá” mà không có lấy một lát cắt tích cực nào. 

HLV Kim Sang Sik được hy vọng sẽ tạo ra một phiên bản ĐT Việt Nam mới. Ảnh: Minh Tuấn

Trong bức tranh tổng quan đó, hàng phòng ngự bị “soi” kỹ nhất vì đơn giản những gì dở nhất lại được mang ra và so sánh với thành quả của người tiền nhiệm Park Hang Seo. Nôm na, phòng ngự không còn bàn đạp mà nó trở thành “yết hầu” trong hệ thống của ông Troussier. HLV Kim Sang Sik có học hay “y sao bản chính” người đồng hương hay không thì còn phải chờ đợi. Trước mắt, ông Kim cần tạo ra một phiên bản mới của riêng mình. Ít nhất, Việt Nam phải trả lời được câu hỏi: Đội bóng cần gì vào lúc này?.

Phòng ngự đã trở thành một “bệ phóng” cho thành công của bóng đá Việt Nam dưới triều đại Park Hang Seo. Thậm chí, có những gia đoạn, phòng ngự đã trở thành “nghệ thuật” khiến các đối thủ phải nhìn vào và thèm khát. Nhưng không có gì trường tồn mãi mãi, thứ “nghệ thuật” phòng ngự mà ông Park tạo ra đã không còn thích hợp với bóng đá Việt Nam, nên sự thay đổi trên sa bàn như một sự tất yếu.

Hẳn đã nhận được những tư vấn và đã thấy những tồn tại từ triều đại cũ. Do vậy, câu chuyện hiện tại của ĐT Việt Nam là kế thừa triết lý của ông Park nhưng phải tạo ra một phiên bản dựa trên sự pha trộn những con người mới và cũ. Rõ ràng đây là một thử thách không hề nhỏ khi ông Kim cũng chỉ mới cầm sa bàn đúng 2 trận đấu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *